Dây ngang cuối cùng - Tại sao khi chốt lại bị trùng hơn các dây khác ?
Tại vị trí dây ngang cuôi cùng trên đỉnh vợt, sau khi thắt chốt dây, dây cuối này luôn luôn bị trùng hơn những dây ngang khác ? Và làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề này ? Đây là vấn đề của kĩ thuật căng hay là vấn đề của khác ? Dây cuối tụt cân có phải là không thể khắc phục được ? phải chăng có nhiều các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng dây cuối bị trùng này hay vì 1 lí do nào khác ? Bù lực cho dây và phương pháp thắt dây tại sao lại cực kỳ quan trọng ở bước cuối cùng này ? Tại bài Note này - tôi sẽ nêu lên quan điểm cá nhân dựa trên sự hiểu biết của mình về tính quan trọng của độ căng dây ngang cuối này ? và Giải đáp thắc mắc nếu như tăng lực căng ở dây cuối sẽ có nhưng nguy hại nào ?
Để giải quyết vấn đề dây ngang cuối bị trùng , cần phải phân tích hai vấn đề : 1 là kĩ thuật cằng và vấn đề khác .
Đầu tiên các vấn đề khác cần quan tâm, thì việc đầu tiên là chúng ta phải chấp nhận hiện tượng dây ngang cuối trùng là điều không thể tránh khỏi, bởi vì dây cuối có một số đặc điểm lưu ý sau :
- Dây ngang cuối cùng bị thiếu lực bù sau khi kéo. Trong quá trình kéo cước các dây bình thường khác đến 1 lực căng đã được tk ( ví dụ lực căng là 11kg ), sau khi dây được tháo khỏi đầu kéo của máy, chấu kẹp cước trên máy sẽ có sự dịch chuyển nhẹ, thường sẽ di chuyển co vào bên trong một chút. Đây là hiện tượng bình thường. Nhưng đến khi kéo 1 dây tiếp theo, tiếp tực được lực kéo tác động, chấu kẹp cước sẽ trở về vị trí ban đầu, đây được gọi là Hiện TƯỢNG BÙ LỰC DÂY SAU CHO DÂY TRƯỚC. Nhưng đối với dây ngang cuối cùng thì không có hiện tượng này, chấu kẹp dây không thể về vị trí ban đầu, vì vậy : Lực căng sẽ không bao giờ đủ hoặc có thể hiểu lực căng sẽ không thể bằng với lực căng của các dây ngang khác.
- Dây ngang cuối cùng bị không có 1 dây cuối đan so le để có thể giữ dây. Nguyên do, dây ngang cuối cùng sau khi đan xong - kéo dây - chốt . Thường những dây ngang khác sau khi kéo xong sẽ kết hợp với các dây ngang khác tạo thành 1 lực kéo giúp cho dây không bị xê dịch theo hướng lên xuống. Nhưng đối với dây ngang cuối cùng thì không hình thành được lực kéo này, mà có thiên hướng bị đẩy dây lên phía trên nhiều hơn.
3. Trong quá trình thắt dây, dây chốt thường ở đỉnh góc vợt, việc dùng kẹp vào khu vực này là khá khó khăn và không dễ dàng so với việc kẹp các dây ngang khác, dân đến việc kẹp vị trí thường xa và dài hơn các vị trí kẹp dây ngang khác. Ngoài ra, đường đi từ lỗ ra của dây ngang cuối cùng đến vị trí lỗ chốt thường có khoảng cách dài. Đoạn dây từ đầu kẹp đến điểm chốt dây không có lực kéo, không có độ dãn dây. Dẫn đến sau khi chốt, lực căng của dây sẽ tụt khoảng 10 đến 15% so với các dây ngang khác. Và đôi khi, khi thắt chốt không tiêu chuẩn, bao gồm việc đi dây dài, hoặc chốt lỏng tay có thể làm tụt giảm lực căng đến 25% hoặc hơn.
Nguyên nhân, đối với dây ngang cuối cùng sau khi kéo, khoảng cách của dây ngang cuối đối với điểm sweet Point của mặt vợt là khá xa. Là khu vực ít tiếp xúc cầu của mặt vợt. Vì vậy, với cá nhân tôi, vừa là người chơi cầu, vừa là 1 thợ căng vợt thì việc dây ngang cuối cùng bị tụt lực căng hay có thể hiểu là không được căng như những dây dọc khác là điều hoàn toàn bình thường. Dây ngang cuối này đừng quá trùng 1 cách thái quá là ok, đừng quá ảnh hưởng quá nhiều đến tổng thể chất lượng lực căng tổng thể mặt vợt là được.
Hiện này, có một số thợ căng, để khắc chế hiện tượng dây ngang cuối bị trùng thường tăng lực căng ở dây cuối. Theo tìm hiểu và nghe ngóng hóng hớt khắp trong nam ngoài bắc thì thường lực căng dây cuối đc tăng khoảng 10% . Với phương pháp này, có thể giải quyết đc hiện tượng dây ngang cuối sẽ bớt trùng đi nhưng sẽ gặp phải 1 vấn đề khác. Vì trong quá trình tăng lực căng dây cuối, dễ dẫn đến hiện tượng gãy vợt ngay trên máy, nhẹ hơn thì làm om khung vợt là biến dạng măt vợt . Thường điểm thắt dây ngang cuối ở góc 11h và 1h, đây có thể coi là hai góc yếu nhất trên khung vợt.
Vì vậy, đối với phương pháp tăng lực dây dọc cuối, cá nhân mình không đề cao phương pháp này. Chấp nhận sống chung với lũ, chỉ cần thắt chốt tiêu chuẩn, không cần gia tăng lực kéo ở dây chốt, thì cũng có thể giảm thiểu tương đối việc dây ngang bị trùng, chỉ cần dây ngang cuối không quá trùng là được .
Đối với việc dây ngang cuối bị trùng, hiện tại cũng có 1 số phương pháp khắc chế việc ngày đó là cách căng dấu dây, hay còn gọi là phương pháp đan nhảy lỗ khi đan, ( phương pháp này như sau : ở vị trí còn hai dây ngang cuối, ta sẽ bỏ quả lỗ ở giữa, dan trước dây ở lỗ cuối cùng, là vị trí đáng nhẽ ra là dây ngang cuối, sau đó thì vòng lại căng dây ngang cuối)